Xây dựng nhà màng là giải pháp được áp dụng phổ biến trong nông nghiệp. Nhà màng giúp kiểm soát tốt hơn môi trường trồng. Từ đó giúp đảm bảo năng xuất, chất lượng của cây trồng vật nuôi. Tùy theo nhiều yếu tố người ra sẽ thiết kế và xây dựng các loại nhà màng khác nhau tuy nhiên quy trình xây dựng nhà màng thường gồm các bước sau:
Bước 1: Thiết kế nhà màng
Việc đầu tiên phải làm trước khi triên rkhai một cong tình xây dựng là cần lên được bản vẽ, thiết kế của công trình đó. Và việc xây dựng nhà màng cũng vậy. Trong một bản thiết kế nhà màng, kỹ sư sẽ tính toán các khẩu độ và nhịp độ của nhà màng.
Bước 2: Xác định vị trí móng cột và đổ móng cột nhà màng
Sau khi hoàn thiện bản thiết kế, các kỹ sư có thể xác đinh được vị trí của nhà màng trên khu đất. Vị trí của các móng cột sẽ được đánh dấu để xác định vị trí của nhà màng. Tại các vị trí được đánh dấu, kỹ sư sẽ đào móng cột và cắm cột chính nhà màng và đổ bê tông cố định.
Bước 3: Lắp đặt hệ thống nhà kết cấu
Khung kết cáu nhà màng là phần quan trọng và là cơ sở xác định tuổi thọ của nhà màng. Sau khi đã tiến hành đổ móng cột nhà màng, bước tiếp theo cần làm là lắp đặt khung nhà. Khung nhà được lắp đặt lần lượt từ các cột chính đến các thanh liên kết. Các phụ kiện tiếp theo được lắp đặt gồm máng thoát nước, ống thoát,…
Bước 4: Phủ màng, lưới quanh nhà màng
Phủ màng lưới là bước cuối cùng trong quy trình xây dựng nhà màng. Màng, lưới chắn côn trùng thường được gắn kết với khung nhà màng thông qua hệ thống nẹp – zipzac. Một số nơi lựa chọn phủ toàn bộ nhà bằng màng hoặc bằng lưới. Tuy nhiên các nhà màng công nghệ cao tại Việt Nam thường chọn phủ màng trên mái và lưới cắt nắng xung quanh. Cách làm này giúp hạn chế được tác động của mưa đến cây trồng. Đồng thời cũng hạn chế được hiệu ứng nhà kính trong nhà màng vào những ngày khô nóng.